Giải mã thuật ngữ Cruelty-free Beauty (Mỹ phẩm nhân đạo)

Giải mã thuật ngữ Cruelty-free Beauty (Mỹ phẩm nhân đạo)

Thuật ngữ “Cruelty-free” đang ngày càng được phổ biến trên nhãn chai của các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm hay thậm chí là các sản phẩm gia dụng. Đây cũng là một xu hướng mới trong ngành công nghiệp mỹ phẩm khi người tiêu dùng hiện có ý thức rất rõ về môi trường và thật sự quan tâm tới thành phần cũng như cách mà các sản phẩm được tạo ra. 

Thậm chí nếu bạn không phải là người ăn chay trường, bạn hoàn toàn có lí do đạo đức để ủng hộ việc mua các sản phẩm “Cruelty – free” này. Alenez sẽ giúp bạn hiểu hơn về cụm từ “cruelty-free” này nhé.

Sản phẩm “Cruelty-free” là gì?

Sản phẩm được dán nhãn “Cruelty – free” thường ngụ ý là mỹ phẩm nhân đạo và sản phẩm không được thử nghiệm trên động vật.

Tuy nhiên theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hiện không có định nghĩa pháp lý tiêu chuẩn cho thuật ngữ này. Vì thế, các thương hiệu hoặc các nhà sản xuất được tự do sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa thuật ngữ “Cruelty – free” theo cách họ muốn để thu hút người tiêu dùng.

Các công ty sử dụng thuật ngữ này để ngụ ý họ không đóng vai trò trong việc thử nghiệm sản phẩm trên động vật hoặc gây hại đến chúng dưới bất kỳ hình thức nào. Trái ngược với thuật ngữ “Not tested on animals” – “Không thử nghiệm trên động vật” được diễn giải và mang tính cụ thể hơn thì “Cruelty – free” lại được định nghĩa không rõ ràng.

Theo Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang, FDA “không yêu càu cụ thể việc sử dụng động vật để kiểm tra độ an toàn của mỹ phẩm”.

Tuy nhiên ở Trung Quốc đại lục, toàn bộ mỹ phẩm bắt buộc đều phải được thử nghiệm trên động vật. Một số thương hiệu đã phải thừa nhận sản phẩm của họ không phải “Cruelty – free” để có thể được kinh doanh ở thị trường Trung Quốc.

Bởi vì “Cruelty – free” không có một định nghĩa mang tính pháp lý chính thức nên các thương hiệu và các tổ chức đã giải nghĩa từ ngày theo nhiều cách khác nhau:

-        Các thành phần đã được thử nghiệm trên động vật, nhưng sản phẩm cuối cùng thì không.

-        Thương hiệu đã thuê một công ty khác để tiến hành các cuộc thử nghiệm trên động vật.

-        Thử nghiệm diễn ra ở một quốc gia khác với quốc gia mà thương hiệu có trụ sở (thường là Trung Quốc vì họ yêu cầu thử nghiệm trên động vật).

-        Thương hiệu chỉ sử dụng thử nghiệm trên động vật khi luật pháp yêu cầu như một phần của việc mở rộng thị trường ra nước ngoài (thường là Trung Quốc).

-        Thương hiệu hoặc các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng đã dựa vào kết quả kiểm tra động vật trước đây của các tổ chức khác, nhưng không tự tiến hành bất kỳ cuộc kiểm tra nào gây hại cho động vật hoặc tìm bất kỳ nguồn gốc sản phẩm và phụ phẩm nào có nguồn gốc từ động vật.

-        Các thành phần và sản phẩm đều chưa từng thử nghiệm trên động vật và các công ty liên quan chưa gây hại hoặc giết mổ động vật nào.

-        Thương hiệu có chứng nhận Cruelty - free (không phải là quy định pháp lý nhưng cung cấp mức độ trách nhiệm cao hơn).

*Ba định nghĩa cuối cùng là những hình thức sản xuất sản phẩm có nhãn Cruelty – free  mang tính đạo đức nhất.

Các chứng nhận Cruelty – free phổ biến

Nếu bạn muốn tìm một thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về Cruelty – free, hãy tham khảo các chứng nhận sau đây:

-        Beauty Without Bunnies - chương trình chứng nhận của Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật PETA (People for the Ethical Treatment of Animals).  

-        Leaping Bunny  

-        Hiệp hội Choose Cruelty Free (CCF) của Úc

Beauty Without Bunnies bởi PETA (biểu tượng con thỏ hồng Cruelty Free)

-        Để đạt được chứng nhận Cruelty Free của PETA, các công ty phải hoàn thành một bảng câu hỏi ngắn và ký một tuyên bố đảm bảo xác nhận rằng họ và các nhà cung cấp thành phần không thực hiện, chỉ đạo, uỷ thác, trả tiền hay cho phép bất kỳ việc thử nghiệm trên động vật nào từ thành phần, công thức cho đến thành phẩm của họ ở bất kỳ đâu trên thế giới và cam kết sẽ không làm như vậy trong tương lai.

-        Các công ty tham gia chương trình cũng phải nộp các văn bản chi tiết mô tả cách công ty thử nghiệm sản phẩm, nơi bán, loại sản phẩm mà họ cung cấp và loại thành phần mà họ sử dụng.

-        Yêu cầu các công ty phải có thoả thuận với nhà cung cấp không thực hiện thử nghiệm trên động vật ở bất kỳ giai đoạn nào đối với bất kỳ thành phần hoặc nguyên liệu thô cung cấp cho công ty đối với các sản phẩm.

 

LEAPING BUNNY (biểu tượng chú thỏ nhảy)

-        Ra đời dưới sự liên kết của tám nhóm bảo vệ động vật quốc gia, thành lập nên Liên minh Thông tin Người tiêu dùng về Mỹ phẩm (CCIC) để thúc đẩy một tiêu chuẩn toàn diện duy nhất về định nghĩa “cruelty – free” và “eco – friendly animal”. Leaping Bunny không nổi tiếng bằng PETA, nhưng lại là chương trình duy nhất có logo quốc tế được công nhận là “tiêu chuẩn vàng” về chứng nhận Cruelty Free.

-        Chương trình chứng nhận của Leaping Bunny có các tiêu chí khắt khe hơn. Ngoài những tiêu chí PETA quy định trong tuyên bố đảm bảo mà họ yêu cầu các công ty ký kết, hợp đồng của Leaping Bunny còn yêu cầu các công ty thực hiện “Hệ thống giám sát nhà cung cấp” và phải cho phép Leaping Bunny kiểm toán độc lập hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp và nhà sản xuất của công ty nhằm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đã được ký kết.

-        Đối tác quốc tế của Leaping Bunny là Cruelty Free International (CFI) – tổ chức Chống tàn bạo với động vật Quốc tế - hoạt động để chấm dứt các thí nghiệm trên động vật trên toàn thế giới bằng cách điều tra và phơi bày thực tế cuộc sống của các loài động vật trong các phòng thí nghiệm. CFI làm việc với các công ty nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và Canada để đạt được chứng nhận Leaping Bunny.

-        Leaping Bunny còn có một ứng dụng miễn phí trên điện thoại quét mã vạch sản phẩm để bạn biết sản phẩm bạn đang muốn mua có phải là sản phẩm Cruelty – free hay không.

CHOOSE CRUELTY FREE (ký hiệu Not tested on animal)

-        Tổ chức CCF giám sát các thương hiệu ở Úc và cả quốc tế. Các công ty sẽ được cấp phép nhãn hiệu đã đăng ký tại CCF (dòng chữ “Not tested on animals” với hình minh hoạ chú thỏ) nếu đáp ứng được các tiêu chí sau:

  •  Quy tắc không bao giờ được thử nghiệm: không có sản phẩm nào và không có thành phần nào trong sản phẩm đã từng được thử nghiệm trên động vật bởi công ty, bởi bởi bất kỳ ai thay mặt công ty, bởi các nhà cung cấp hoặc bất kỳ ai thay mặt họ.

  • Quy tắc năm năm (hoặc +): không có sản phẩm nào của hãng và không có thành phần sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật bởi sự thay mặt của bất kì ai, bởi các nhà cung cấp hoặc bất kỳ ai thay mặt họ vào bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian năm năm ngay trước ngày nộp đơn xin công nhận.

-        Danh sách CCF chia các công ty thành nhiều loại:

  • Các công ty được cấp phép Cruelty Free: các thương hiệu đang trả phí hàng năm để sử dụng “Biểu tượng chú thỏ không được thử nghiệm trên động vật”

  •  Danh sách thuần thực vật CCF: các thương hiệu đang trả phí hàng năm để sử dụng “Biểu tượng chú thỏ không được thử nghiệm trên động vật” và được CCF xem là thuần thực vật (mặc dù nhãn thuần chay này dường như không có quy trình chứng nhận như Cruelty Free).

  • Bị xoá khỏi danh sách CCF: các công ty đã từng giành được chứng nhận CCF nhưng bị mất do vi phạm tiêu chí hoặc không gia hạn hợp đồng.

-        Chứng nhận của CCF cho “biểu tượng chú thỏ không được thử nghiệm trên động vật” là một trong những chứng nhận khó xin phép nhất vì những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà CCF đưa ra tương đôi khắt khe.

 

 Xu hướng Cruelty Free

-        Phương pháp thử nghiệm trên động vật này có thực sự mang lại hiệu quả cho ngành công nghiệp hoá dược và mỹ phẩm? Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra độ an toàn của sản phẩm trước khi sản xuất, nhưng hệ quả của phương pháp này lấy đi sinh mạng của 500.000 động vật trong việc thử nghiệm mỹ phẩm mỗi năm (theo ước tính của tổ chức Cruelty Free International).

-        Trên thực tế, có đến 95% thử nghiệm trên động vật thành công nhưng lại không đạt chuẩn cho con người. Vì vừa tốn kém lại không có kết quả nên thử nghiệm trên động vật ngày càng bị phản đối gay gắt hơn.

-        Thử nghiệm trên động vật là phương pháp phi đạo đức mà ngành công nghiệp mỹ phẩm nói riêng vẫn còn đang tiến hành cho đến ngày nay. Dưới đây là số ít trong danh sách các thương hiệu mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật do PETA công bố (bao gồm cả những thương hiệu ĐƯỢC LUẬT PHÁP YÊU CẦU thử nghiệm trên động vật ở thị trường Trung Quốc):

  • ·        L’Oreal

  • ·        MAC Cosmetic

  • ·        Bioderma

  • ·        Bobbi Brown

  • ·        Johnson & Johnson

  • ·        Dior

  • ·        Estée Lauder

  • ·        Innisfree

  • ·        La Roche-Posay

  • ·        Muji

-        Thử nghiệm trên động vật vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua, nhưng hiện nay phương pháp này vẫn còn đang được tiến hành ở nhiều thương hiệu mỹ phẩm trên toàn thế giới. Lý do của việc này là gì?

  •  Chi phí của việc thử nghiệm bằng các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm đắt đỏ hơn chi phí cho việc thử nghiệm trên động vật.

  • Với những thành phần riêng biệt của mỹ phẩm hoặc với sản phẩm hoàn thiện cuối cùng được thử nghiệm trên những loài động vật có đặc điểm di truyền gần với con người nhằm kiểm tra độ an toàn của các chất hoá học, phản ứng của các sự kết hợp các hoá chất, vấn đề dị ứng, các tác động đến lông, da,..v.v.. với mục đích sức khoẻ con người.

  • Vấn đề lợi nhuận: tính đến tháng 12 - 2020 dân số Trung Quốc đứng đầu thế giới với ước tính khoảng 1 tỷ 441 triệu người (theo Wikipedia) nên Trung Quốc là thị trường sôi động và đầy tiềm năng cho những thương hiệu thời trang và mỹ phẩm nếu muốn mở rộng kinh doanh tại đây. Theo luật pháp Trung Quốc, các thương hiệu chỉ có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp tại các cửa hàng ở Trung Quốc đều phải bắt buộc tiến hành thử nghiệm trên động vật. Còn điều gì quan trọng hơn nếu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu đúng không?

Các dấu hiệu tích cực và khả quan trên thế giới

-        Theo dữ liệu từ Google Trends từ năm 2012 đến 2017, sự quan tâm đến phong trào Cruelty Free đã tăng đột biến. Sau nhiều thập kỷ nỗ lực bền bỉ của các tổ chức như PETA và Cruelty Free International, nhiều quốc gia đã cấm thử nghiệm trên động vật. Liên minh Châu Âu và Israel là một trong số những nước đầu tiên cho phong trào này, tiếp đến là Ấn Độ. Đến nay ước tính đã có khoảng 40 quốc gia thông qua quy định này.

-        Tiêu biểu cho phong trào Cruelty Free không thể không nhắc đến THE BODY SHOP – thương hiệu làm đẹp toàn cầu đầu tiên tổ chức chiến dịch chống lại phong trào thử nghiệm trên động vật với các hoạt động đầy tích cực của mình. Nổi bật nhất là Chiến dịch “Vĩnh Viễn Chống Thử Nghiệm Trên Động Vật” của The Body Shop và tổ chức CCF được thực hiện nhằm kêu gọi để chấm dứt việc sử dụng động vật trong các thử nghiệm mỹ phẩm ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Dưới đây là tóm tắt quá trình mà The Body Shop tổ chức các chiến dịch chống lại phong trào thử nghiệm trên nghiệm trên động vật:

  • 1989: bắt đầu chiến dịch nhằm chấm dứt hoạt động thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật.

  • 1998: sau chiến dịch kéo dài suốt 9 năm của TBS, chính phủ Anh đã cấm ban hành lệnh cấm thử nghiệm trên động vật đối với các sản phẩm và thành phần mỹ phẩm

  •  2003: chiến dịch vận động của TBS và CCF đã góp phần vào lệnh cấm của Liên minh Châu Âu về việc thử nghiệm trên động vật trong các sản phẩm mỹ phẩm

  • 2009: Liên minh Châu Âu thực hiện lệnh cấm lần 2 hoạt động thử nghiệm trên động vật trong các thành phần mỹ phẩm

  • 2013: việc bán và nhập khẩu các sản phẩm và thành phần sản phẩm thử nghiệm trên động vật được cấm, hoàn thiện lệnh cấm trước đó của EU. Chiến dịch cùng với tổ chức CCF thu thập được một triệu chữ ký, ảnh hưởng đáng kể trên toàn thế giới như Hàn Quốc, New Zealand và Pakistan đã ban hành nhiều lệnh cấm. Úc sẽ tuân thủ theo lệnh cấm được hứa hẹn vào tháng 7-2017, tiếp đến là Đài Loan vào năm 2019. CCF đã đào tạo các nhà khoa học ở Việt Nam và hiện đang thảo luận với Thái Lan và các chính phủ khác về lệnh cấm này trên toàn ASEAN.

  • 2017: đạt được 3 triệu chữ ký trong chiến dịch với CCF

  •  2018: đạt 8 triệu chữ ký trong chiến dịch với tổ chức CCF. Kiến nghị lên Liên Hợp Quốc để cấm thử nghiệm trên động vật trong mỹ phẩm trên toàn thế giới thông qua một Công ước Quốc tế.

Bạn có thể đọc thêm các chiến dịch vì môi trường khác của The Body Shop nữa nhé! Link cho chiến dịch Agaisnt Animal Testing: https://www.thebodyshop.pk/thanks-8-million

Làm thế nào để nhận biết các sản phẩm bạn đang dùng có phải là sản phẩm Cruelty Free?

-        Nhận biết bằng các logo được in trên bao bì sản phẩm:

·        Logo Chú thỏ nhảy của Leaping Bunny

·        Logo Chú thỏ hồng cùng dòng chữ Cruelty Free của PETA

·        Dòng chữ Not tested on animal của tổ chức CCF

-        Tham khảo mục FAQ của thương hiệu mà bạn muốn mua sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp thương hiệu.

 

Dù đây vẫn là một xu hướng gây nhiều tranh cãi nhưng chúng tôi thật sự rất tự hào khi nói rằng Alenez đã, đang và sẽ luôn hoạt động nhân đạo vì môi trường. Alenez luôn muốn có sự minh bạch trong thương hiệu và thể hiện được sự quan tâm đến các vấn đề cấp thiết của môi trường. Vì vậy, Alenez nói không với thử nghiệm trên động vật!

LET’S MAKE THE WORLD CRUELTY-FREE!