Các phương pháp chiết xuất trong ngành hương

Các phương pháp chiết xuất trong ngành hương

Nhiều nguyên liệu thô được sản xuất và phân phối dưới dạng tinh dầu (essential oil), chiết xuất essence, tinh chất absolute, và concrete từ khắp thế giới. Chúng được chiết xuất từ ​​các bộ phận khác nhau của thực vật — hoa, chồi,

quả, lá, vỏ cây, gỗ, nhựa, hạt, rễ và địa y. 

 

Vậy bạn có biết hết về 4 phương pháp chiết xuất cơ bản chưa? Hãy cùng Alenez tìm hiểu thêm nhé!

 

1. Distillation - Chưng cất

 

Nhiều loài thực vật có khả năng tổng hợp và tích lũy lượng lớn tinh dầu trong tế bào tiết (secretory cell). Trong quá trình chưng cất, nhiệt làm nổ các tế bào này và chúng giải phóng các chất thơm sinh ra cùng với hơi nước. Hỗn hợp được cô đặc trong một cuộn ống đồng dài và được dẫn qua bể chứa nước lạnh. Khi nó rời đó, hỗn hợp nước và tinh dầu được thu hồi trong máy lọc nước hoặc bình gạn. Nước và tinh dầu sẽ tự động tách biệt vì sự khác biệt về tỷ trọng. Sản phẩm lấy ra từ bình được gọi là tinh dầu. Nước gạn có mùi thơm và có thể sử dụng trực tiếp (nước hoa hồng, nước hoa cam, v.v.). Sản lượng tinh dầu có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào loại cây chưng cất. Ví dụ, 1 kg tinh dầu cần tới 5 tấn hoa mộc lan, 4 tấn hoa hồng, 1 tấn hoa cam, 500 kg cây xô thơm, hoặc 20 kg hoa oải hương.

 

Trong lịch sử, quy trình khai thác cổ xưa nhất này đã được đưa vào

Tây Ban Nha vào thế kỷ IX, và được sử dụng ở Pháp vào giữa thế kỷ XIII. Kể từ đó, đã có nhiều sự phát triển hơn về kỹ thuật chưng cất.

 

 2. Phương pháp ép lạnh

 

Kỹ thuật chiết xuất này được sử dụng dành riêng với trái cây họ cam quýt. vì tinh dầu của chúng có tính dễ vỡ. Quy trình phần lớn được thực hiện mà không cần gia nhiệt bằng cách làm nổ các ô chứa dầu nằm trong phần màu của vỏ cam quýt bằng lực tác động bên ngoài vỏ. 

Vào thế kỷ thứ mười tám, tinh chất thu được bằng cách ép cam quýt bóc bằng tay và thu thập nó trên bọt biển. Ngày nay, tinh chất được chiết xuất từ ​​vỏ bằng cách cạo cơ học. Vì thành phẩm có chứa nước, tinh chất sau đó được tách ra khỏi nước thông qua việc chắt lọc.

 

3. Chiết xuất bằng dung môi dễ bay hơi

 

Phương pháp này bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX. Phương pháp này đã gây ấn tượng rất lớn khi lần đầu tiên được trình chiếu tại triển lãm Vienna International năm 1873.  Quá trình bao gồm ngâm các loại thực vật mặt đất như gỗ, địa y, rễ cây hoặc các loại thực vật chưa qua chế biến như hoa, lá hoặc nhựa (resin) để ngâm trong dung môi dễ bay hơi (hexan, petroleum Ether, cồn,...) trong máy chiết. Sau đó thu hồi dung môi có chứa các phân tử hương. Dung môi này được đưa vào thiết bị cô đặc (concentrator) - nơi nó được làm bay hơi, thu hồi, và được lưu trữ cho lần chiết xuất tiếp theo. Sản phẩm còn lại có chứa phân tử hương được gọi là hỗn hợp concrete. Chất này được khuấy với cồn sau đó được làm lạnh và lọc để tách phần cặn. Sau khi cồn bay hơi hết, ta sẽ thu được tinh chất absolute. Sản lượng thu được thường cao hơn so với phương pháp chưng cất bằng nước. Do được thực hiện ở nhiệt độ thấp, phương pháp này tránh được sự thủy phân do hơi nước và tạo ra mùi thơm gần với mùi ban đầu của thực vật.

 

Sản lượng tinh chất absolute sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại cây được chiết xuất. Ví dụ 1 kg tinh chất absolute cần 4 tấn hoa huệ, 2 tấn lá violet, 1 tấn hoa hồng, 800 kg hoa cam, 600 kg hoa lài, 300 kg hoa trinh nữ (mimosa), 100 kg hoa oải hương, hoặc 50 kg rêu sồi (oakmoss).

 

4. Chiết xuất bằng CO2 siêu tới hạn (Supercritical CO2 Extraction)

 

Kỹ thuật chiết xuất này là một phát minh mới trong những năm gần đây. Khi CO2 được đưa lên nhiệt độ, áp suất cao hơn nhiệt độ, áp suất tới hạn của nó (Tc = 310C, Pc = 73,8 bar), CO2 sẽ chuyển sang trạng thái siêu tới hạn. Tại đây, CO2 có tính chất trung gian của chất khí và chất lỏng, có khả năng hòa tan rất tốt các phân tử hương cần tách. Với phương pháp chiết xuất CO2, nguyên liệu thô có thể được xử lý ở nhiệt độ thấp, tạo ra tinh chất absolute mà vẫn giữ được mùi ban đầu của nguyên liệu. Ngoài ra, quá trình này không tạo ra ô nhiễm.

 

5. Giá thành nguyên liệu thô (Costs)

 

Giá bán 1 kg tinh dầu hoa mộc lan là 935$ theo giá năm 2011 và giá cho 1kg tinh dầu oải hương là 115$, mặc dù yêu cầu số lượng hoa mộc lan nhiều hơn gấp 250 lần hoa oải hương khi tiến hành chiết xuất. So sánh này cho thấy rằng với việc thu hoạch cơ học hoa oải hương và sản lượng tinh dầu cao hơn khi chiết xuất, giá của một loại tinh dầu không phụ thuộc vào chi phí lao động, mà về cơ bản là theo nhu cầu của người mua.

 

Trong những sản phẩm mùi hương của Alenez, các bạn sẽ thấy chúng mình ghi tên những nguyên liệu thành phần tự nhiên chứa trong mùi hương, cùng với nguồn gốc của chúng. Biết được mùi hương mình dùng chứa những tinh chất thiên nhiên nào thật thú vị đúng không ?